Hội thi “rung chuông vàng” tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống bạo lực học đường cho đoàn viên, học sinh năm 2024.
- Thứ năm - 15/08/2024 18:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiều 15/8, tại Hội trường UBND xã Quỳnh Liên, Thị đoàn, Đoàn xã Quỳnh Liên phối hợp cùng Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thị xã Hoàng Mai tổ chức Hội thi Rung chuông vàng với chủ đề “Giáo dục pháp luật, phòng chống Bạo lực học đường” năm 2024
Về dự với Buổi truyền thông có Lãnh đạo Thị đoàn, Hội đồng Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thị xã, Phòng Tư pháp thị xã, Lãnh đạo Đảng ủy, UBND và Công an xã Quỳnh Liên, hơn 200 bạn ĐVTN, học sinh xã Quỳnh Liên.
Hội thi thu hút đông đảo thí sinh là đoàn viên, học sinh tham gia. Các thi sinh lần lượt trải qua 20 câu hỏi chính, nhiều thí sinh rất xuất sắc, BTC phải sử dụng đến nhiều câu hỏi phụ để tìm ra thí sinh rung chuông vàng hội thi, đó là đồng chí Nguyễn Thị Tâm Như, học sinh trường THCS Quỳnh Liên. Ban tổ chức cũng trao đồng giải nhì cho 2 thí sinh: Lê Vũ Hà Ny, chi đoàn Liên Hải và Cao Như Quỳnh, chi đoàn Quyết Tiến. Hội thi danh 5 câu hỏi cho 5 khán giả đã trả lời xuất sắc và nhận quà từ ban tổ chức.
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây thực trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục hơn, có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Bạo lực học đường len lỏi từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn nữa. Ở mỗi cấp học mức độ có thể khác nhau nhưng hậu quả để lại rất nặng nề khiến nạn nhân chấn thương tâm lý, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Hội thi rung chuông vàng là một hình thức tuyên truyền sinh động, giúp các đoàn viên, học sinh hào hứng khi tham gia và tìm hiểu Luật. Đây là hoạt động tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của đoàn viên, học sinh.
Văn nghệ chào mừng
Hội thi thu hút đông đảo thí sinh là đoàn viên, học sinh tham gia. Các thi sinh lần lượt trải qua 20 câu hỏi chính, nhiều thí sinh rất xuất sắc, BTC phải sử dụng đến nhiều câu hỏi phụ để tìm ra thí sinh rung chuông vàng hội thi, đó là đồng chí Nguyễn Thị Tâm Như, học sinh trường THCS Quỳnh Liên. Ban tổ chức cũng trao đồng giải nhì cho 2 thí sinh: Lê Vũ Hà Ny, chi đoàn Liên Hải và Cao Như Quỳnh, chi đoàn Quyết Tiến. Hội thi danh 5 câu hỏi cho 5 khán giả đã trả lời xuất sắc và nhận quà từ ban tổ chức.
Đại diện Thị đoàn, phòng tư pháp thị xã và xã Quỳnh Liên cùng về dự hội thi
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây thực trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục hơn, có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Thí sinh Nguyễn Thị Tâm Như - xuất sắc nhất rung chuông vàng tại hội thi
Bạo lực học đường len lỏi từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn nữa. Ở mỗi cấp học mức độ có thể khác nhau nhưng hậu quả để lại rất nặng nề khiến nạn nhân chấn thương tâm lý, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
Ban tổ chức trao giải cho 3 thí sinh xuất sắc nhất hội thi, 1 giải nhất, 2 giải nhì
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Hội thi rung chuông vàng là một hình thức tuyên truyền sinh động, giúp các đoàn viên, học sinh hào hứng khi tham gia và tìm hiểu Luật. Đây là hoạt động tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của đoàn viên, học sinh.