Hướng dẫn viết mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng 2024 

Chủ nhật - 05/08/2018 07:27
Hiện nay nhu cầu mọi người xin trích lục giấy phép xây dựng ngày càng nhiều và để phục vụ cho các mục đích khác nhau, tuy nhiên việc soạn thảo mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng còn nhiều khó khăn. Dưới đây là hướng dẫn cách viết mẫu đơn này.

 

Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TRÍCH LỤC – SAO LỤC GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Kính gửi: ……

– Tên chủ đầu tư (Chủ hộ):………

– Người đại diện:… Chức vụ: …….

– Địa chỉ liên hệ: ………

– Số nhà: … Đường (phố) …. Phường (xã) ……

Quận (huyện) ……. Tỉnh, thành phố: ………

– Số điện thoại: ………..

Là chủ sở hữu của Giấy phép xây dựng số (số, ngày, cơ quan cấp):….,

Địa điểm xây dựng theo giấy phép:……….

Lô đất số:… Diện tích:……….m2, tại: ……. đường:…phường (xã) …. Quận (huyện) …Tỉnh, thành phố:..

Lý do đề nghị xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng đã được cấp (do mất, thất lạc, rách):…

Tài liệu xin sao lục gồm (loại tài liệu, số lượng xin trích lục):….

Đề nghị…… cho phép tôi được sao lục Giấy phép xây dựng để sử dụng vào mục đích nêu trên.

Tôi xin cam đoan sử dụng đúng mục đích của trích lục giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1-.................

2-.................

                                                                                         ngày…. tháng…. năm

Đại diện chủ đầu tư                                                           Người làm đơn

 

 

                                                                                          Ký ghi rõ họ tên

Cách viết mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng 2024

Để viết đúng và thể hiện rõ yêu cầu xin trích lục giấy phép xây dựng bạn cần ghi rõ nội dung và trình bày như sau:

Kính gửi: Đơn vị tiếp nhận đơn thường là phòng quản lý đô thị của thị xã, thành phố mình đang sinh sống.

Tên chủ đầu tư (chủ hộ): Là người đứng tên trên giấy phép xây dựng đã được cấp trước đây.

Người đại diện, chức vụ: Nếu như là hộ gia đình có thể bỏ trống còn phía chủ đầu tư thì ghi rõ tên người đại diện và chức vụ của doanh nghiệp.

Địa chỉ liên hệ: Ghi đúng địa chỉ mình đang cư trú, thường chú để phía cơ quan có thể liên hệ khi cần thiết. Ghi rõ đường,(phố) hay phường (xã), quận (huyện) và tỉnh (thành phố).

Số điện thoại mà bản thân thường xuyên sử dụng và có thể liên lạc được.

Là chủ sở hữu của Giấy phép xây dựng số (số, ngày, cơ quan cấp): Ghi lại thông tin dựa trên hình ảnh, giấy phép xây dựng được cấp lần đầu. Trường hợp bạn không nhớ có thể bỏ trống nội dung này.

Địa điểm xây dựng theo giấy phép: Là nơi bạn đã xin đăng ký giấp phép xây dựng, ví dụ như xã Y, huyện X, thành phố Z.

Cần ghi chính xác thông tin về số lô, diện tích và vị trí của thửa đất đó dựa trên giấy chúng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.

Phần lý do xin sao lục: Bạn có thể trình bày lý do như bị mất, thất lạc hay rách và cần xin bảo sao lục mới để bổ sung cho hồ sơ và giấy tờ có liên quan.

Ngoài ra, cần ghi chính xác số lượng giây tờ xin sao lục, vì bản sao lục bạn sẽ không thể thực hiện sao y, công chứng được vì không phải giấy tờ gốc. Do vậy hãy xin từ 2-3 bản để phục vụ cho công việc, tránh việc xin nhiều lần sẽ mất thời gian, công sức đi lại.

Hồ sơ xin trích lục giấy phép xây dựng

Người đi xin trích lục cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin trích lục bảo sao như hướng dẫn phía trên và các thông tin đi kèm như: 
+ Chủ đầu tư, cá nhân xin sao lục.

+ Lý do giấy phép cấp trước đó bị mất hay vấn đề gì khác.

+ Địa điểm công trình xây dựng đã ghi trong giấy phép cấp lần đầu.

+ Những tài liệu giấy tờ kèm theo (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền cấp sao luc về giấy phép xây dựng là ủy ban nhận dân quận/ huyện của mỗi tỉnh. 

Trong đó cơ quan có thẩm quyền trực tiếp là Phòng quản lý đô thị, phòng công thương, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện/thị xã.

Những cơ quan này chính là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về giấy phép xây dựng cho cá nhân hay chủ đầu tư. 

Trình tự xin sao lục giấy phép xây dựng

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

+ Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn phía trên.

- Bước 2: Nộp hồ sơ.

+ Thực hiện nộp tại bộ phận 1 của của quận (huyện).

- Bước 3: Cán bộ kiểm tra hồ sơ

+ Đầy đủ: Ghi phiếu hẹn và người nộp đóng lệ phí từ 10.000 - 20.000 VND cho mỗi bản trích lục.

+ Hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ: Người nộp cần bổ sung giấy tờ cho đầy đủ, hợp lệ và nộp lại sau.

- Bước 4: Giải quyết hồ sơ

+ Cơ quan chuyên môn xử lý và xem xét việc cấp bản sao giấy phép xây dựng trong 6 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ và lễ tết).

+ Hồ sơ hợp lệ: Kết quả sẽ được trả như thời gian ghi trên phiếu hẹn.

+ Hồ sơ chưa hợp lệ: Sẽ được trả lời bằng văn bản lý do từ chối.

- Bước 5: Nhận kết quả.

+ Người nộp sẽ nhận kết quả tại nơi đã nộp hồ sơ. Khi đi nhận cần mang theo cccd và giấy hẹn, trường hợp nộp thay cần có văn bản ủy quyền theo quy định.

Trường hợp bạn gặp khó khăn khi thực hiện xin trích lục giấy phép xây dựng có thể nhờ văn phòng, công ty Luật hỗ trợ hoặc tìm tới dịch vụ luật sư am hiểu, chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp để nhận được thông tin đúng với trường hợp của mình.

Câu hỏi liên quan

Tài liệu cần có khi xin trích lục là gì?

Bạn cần mang theo căn cước công dân, giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao đã công chứng); hình ảnh photo của giấy phép cũ và tài liệu có liên quan về dự án đã xây dựng. 

Trường hợp người đi nộp thay cần có văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.

Thời gian trích lục giấy phép xây dựng là bao lâu?

Thời gian xử lý theo quy định pháp luật là 6 ngày làm việc. Tuy nhiên phụ thuộc vào mức độ công việc tại các cơ quan của địa phương mà thời gian có thể kéo dài từ vài tuần cho tới 1 tháng.

Phí xin trích lục giấy phép xây dựng là bao nhiêu?

Thông thường mức phí là từ 10.000 - 20.000 VND cho một bản sao lục giấy phép xây dựng. Tuy nhiên có thể sẽ có sự thay đổi nhẹ đối với mỗi địa phường khác nhau.

Qua nội dung trên đã chia sẻ với bạn đọc về cách viết mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng mới nhất 2024 và các kiến thức liên quan khác. Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ và thực hiện được thủ tục này một cách dễ dàng.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây