​Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024

Thứ hai - 19/08/2024 16:28
Mùa hè năm 2024, khí hậu khá nóng bức nhiệt độ phòng có lúc lên cao đến 39 độ C thì nhiệt độ ngoài trời cũng phải lên đến trên 40 độ C. Thời tiết nóng làm cho nhiều loại vi trùng, ký sinh trùng phát triển nhanh, nhiều loại côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở như Ruồi, Muỗi, thực phẩm nhanh ôi thiu, không khí khô gây ra nhiều bụi bẩn trong môi trường, tình trạng khô hạn nước làm quy tụ nhiều mầm bệnh trong các ao hồ sông suối. Trong khi đó thời tiết nóng nực lại làm cho con người ăn, ngủ kém, ra nhiều mồ hôi làm mất nước và điện giải, sự thải thân nhiệt khó khăn làm suy giảm sức đề kháng cơ thể nên dễ nhiễm nhiều loại bệnh. Đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi là nhóm có số ca mắc bệnh khá cao. một số bệnh hiện nay đang xuất hiện như Bạch hầu, ho gà, sởi. Lưu ý nhất là bệnh tay chân miệng, cảm cúm do nhiều loại vi-rút; các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng đường ruột như tiêu chảy, hội chứng lỵ, viêm dạ dày, viêm da và các bệnh nấm da…
​Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng, đồng thời cũng ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vắc xin. Trên phạm vi cả nước, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều; đồng thời cũng đang trong dịp cao điểm du lịch hè 2024 với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong mùa hè tăng cao, nhất là với sởi, một số bệnh dự phòng bằng vắc xin và sốt xuất huyết.
 

ap phich tcm 2021


Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè năm 2024, khuyến cáo nhân dân thực hiện một số nội dung như sau:
1. Nâng sức đề kháng của cơ thể:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh, nhất là  các người chăm sóc trẻ, các bà mẹ để phòng bệnh cho trẻ.

- Hạn chế đi ra ngoài trời và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng.

         - Ăn đủ chất, chú ý ăn thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn.

- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, chạo chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá;

- Uống đủ nước, người lớn ít nhất hơn 2 lít/ngày, trẻ em  cho uống  thêm nước cam vắt, nước chanh hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có gas.

2. Vệ sinh môi trường:

- Nhà cửa dọn cho thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;

- Dọn nhà cửa sạch sẽ, không cho vương vải thức ăn, rác, nước thải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà;

- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi-rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng.
 

tieu chay cap 21032023
  1. Chăm sóc người bệnh:

Khám chữa bệnh là công việc của thầy thuốc, tuy nhiên  kiến thức và kinh nghiệm trong cách xử trí và chăm sóc sức khỏe cho người thân khi mắc bệnh cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi và người bệnh chóng hồi phục:

- Hạ sốt cho bệnh nhân: sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể , nếu sốt không vượt quá 38,5oC thì không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ lau mát và  cho uống thêm nước chín để bù nước. Nếu sốt cao và kéo dài hơn một ngày thì đưa bệnh nhân đi khám bệnh.

- Nếu bệnh nhân có ho nhiều có thể cho uống các loại sirô ho thảo dược, ngậm gừng lát, ngâm chanh. Nếu ho có nhiều đàm, hoặc thở khò khè thì nên đưa bệnh nhân đi khám bệnh sớm.

- Những trường hợp bị tiêu chảy việc trước tiên là cho bệnh nhân uống dung dịch oresol để bù nước kịp thời, khát đến đâu cho uống đến đó,có thể cho uống thêm nước trái cây, nước dừa, nước cháo muối . Nếu bệnh nhân tiêu chảy mà có sốt hoặc tiêu phân có nhầy, máu hoặc nôn  nhiều, hoặc đi cầu liên tục thì đưa bệnh nhân đi khám và điều trị.

- Bệnh nhân cảm cúm, ho khạc nhiều nên khuyên bệnh nhân chủ động đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Bệnh cảm cúm do nhiều loại vi-rút trong đó có chủng vi-rút nguy hiểm. Nếu bị cảm cúm mà thấy đau ngực nhiều, khó thở nhiều thì phải đến khám ngay ở các cơ sở y tế.  

- Vấn đề ăn uống rất quan trong trong việc nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân chống lại bệnh và phòng suy dinh dưỡng sau này. Nên lưu ý nếu bệnh nhân sốt tăng 1oC thì nhu cầu dinh dưỡng tăng thêm 13% tổng số calori hàng ngày. Nên nấu thức ăn mềm, lỏng cho bệnh nhân dễ ăn và chia nhiều bữa nhỏ. 

- Lưu ý việc sử dụng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý dùng vì sẽ tạo ra tình trạng nhờn thuốc, rối loạn men đường ruột; các thuốc giảm ho, các thuốc chống tiêu chảy cũng không nên tự ý dùng vì sẽ làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, vật lạ ra ngoài cơ thể và có thể làm tắc nghẽn đường thở;  Các thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có nhiều loại không nên tự ý dùng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tại chỗ và toàn thân

Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn hiện nay là do vi rút gây nên và không có thuốc chữa đặc hiệu .Nên các bà mẹ có con trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi cho các cháu đến trạm y tế xã để tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo lịch tiêm chủng thường xuyên hàng tháng đúng lịch tiêm chủng.

 Kính mong toàn thể nhân dân quan tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân gia đình và cộng đồng trong mùa hè nóng bức.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tuyên

Nguồn tin: quynhlien.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây