Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Liên , bình quân mỗi năm công ty Đầu tư và phát triển môi trường đô thị Hoàng Mai phải tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý hơn 620 tấn rác từ các hộ gia đình trên địa bàn xã Quỳnh Liên tập kết. Tuy nhiên khối lượng rác này chưa được các hộ gia đình quan tâm, phân loại theo đúng quy định.
Rác thải chưa phân loại
Vậy phân loại rác thải sinh hoạt hộ gia đình là như thế nào?
Phân loại rác là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều phần khác nhau. Theo đó rác được phân thành 03 loại:
- Chât thải thực phẩm: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây, các loại phụ phẩm nông nghiệp sau thu hạch ....
Rác thải phân hủy được cắt tỉa từ các loại cây
- Chất thải rắn có khả năng tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại ( các loại khung sắt, lưỡi cày, dao,liềm hỏng, loong bia...), các loại nhựa....
Rác thải tái chế được
- Chất thải rắn sinh hoạt khác: Là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như cốc, chén vỡ, quần áo cũ, vỏ sò, vỏ trứng, nilong...
Rác thải không phân huỷ được
Phân loại rác tại hộ gia đình có ý nghĩa như thế nào?
- Phân loại rác giúp giảm tải khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên từ việc tái chế rác thải
- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm việc phát sinh các mầm bệnh lây nhiễm từ rác.
Rác thải được ứng dụng tái chế vào làm phân vi sinh sản xuất rau màu
Cách phân loại rác tại hộ gia đình trên địa bàn xã Quỳnh Liên được thực hiện bằng hình thức nào?
- Đối với chất thải thực phẩm: Mỗi hộ gia đình cần thu gom vào thùng chứa rác riêng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc để ủ phân vi sinh cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đối với rác thải chất thải rắn có khả năng tái chế: Mỗi hộ gia đình gom vào bì riêng hoặc thùng riêng để bán lại cho các cơ sở tái chế, thêm nguồn thu cho gia đình, hoặc là ủng hộ cho mô hình “ve chai tiết kiệm” của chi hội phụ nữ thu gom thường xuyên cùng với tổng dọn vệ sinh môi trường vào ngày chủ nhật xanh cuối tháng.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt khác: Mỗi hộ gia đình gom vào bì riêng biệt hoặc thùng đựng rác riêng biệt. Vào khung giờ từ 20h các ngày thứ 2 và thứ 6 đến 7h các ngày thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, các hộ gia đình đưa các bao rác này ra đầu ngõ nhà mình để công ty môi trường thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.
Mô hình ve chai tiết kiệm của Hội Phụ nữ
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tất cả mọi người. Chính vì thế, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng cách phân loại rác tại nguồn. Đồng thời mỗi người cũng nên hạn chế sử dụng những vật liệu không tái chế được như túi nilong.
Với ý nghĩa của công tác tuyên truyền là nhằm làm chuyển biến tích cực nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là vai trò của đoàn viên, hội viên của các chi đoàn chi hội đối với bảo vệ môi trường. Nhằm tạo cảnh quan môi trường ngày càng “
Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” và không rác thải và hướng đến mục tiêu xây dựng xã Quỳnh Liên trở thành xã nông thôn mới nâng cao.
Rác thải được ứng dụng tái chế vào làm phân vi sinh sản xuất rau màu
Nhân dân thu hoạch cà rốt