Theo số liệu của UBND xã Quỳnh Liên, với diện tích đất nông nghiệp trên toàn xã là 330 ha, mỗi năm, xã đưa ra thị trường hàng nghìn tấn rau củ quả các loại đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ cho người dân và các chợ đầu mối trên địa bàn, tổng doanh thu mỗi năm đạt từ 75 - 80 tỷ đồng/năm.
Chính quyền và DN cùng vào cuộc
Chị Nguyễn Thị Thủy (thôn 3, xã Quỳnh Liên) chia sẻ: Trước đây, người dân ở xã chúng tôi đều sản xuất theo phương thức truyền thống cũ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên chất lượng rau sản xuất ra thị trường chưa thật sự bảo đảm.
Do lượng tồn các chất độc hại như Nitrate, thuốc trừ sâu và các vi sinh vật còn khá cao, nguồn nước ngầm bị ngấm thuốc trừ sâu, dẫn đến ô nhiễm trầm trọng, rau sản xuất ra khó tiêu thụ, nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ những khó khăn cho các hộ sản xuất ở Quỳnh Liên, mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hoàng Mai đã chủ động phối hợp với công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ Việt Xanh tập huấn, trồng thí điểm hơn 4ha các loại rau màu như cà pháo, dưa chuột, dưa hấu, bầu trắng... theo hướng an toàn, mang lại hiệu quả hiệu kinh tế cao, đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, do chất lượng VSATTP được khẳng định.
“Để chia sẻ những khó khăn và giúp những hộ sản xuất ở Quỳnh Liên tạo ra sản phẩm rau vừa an toàn, vừa bảo đảm BVMT lại đáp ứng các tiêu chí về VSATTP, Hội LHPN thị xã đã quyết định xây dựng thí điểm mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP ở xã Quỳnh Liên, từ đó sẽ nhân rộng ra trên toàn thị xã. Bên cạnh đó, Hội cũng tăng cường công tác tuyên truyền để giúp người dân nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm”, bà Nguyễn Thị Vân - Phó Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hoàng Mai, cho biết.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở xã Quỳnh Liên
Thay đổi để phát triển
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, ông Nguyễn Văn Tiến - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Liên, cho rằng: Mô hình sản xuất rau an toàn đang được triển khai trên địa bàn xã hiện đã mang lại giá trị kinh tế cao, có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương. Để hỗ trợ người dân sản xuất, chính quyền cũng đã cử các cán bộ nông nghiệp dày dạn kinh nghiệm xuống hướng dẫn bà con làm đất gieo trồng, các khâu kỹ thuật từ lúc bắt đầu cho đến sau thu hoạch.
Thời gian qua, trên thị trường đã có nhiều thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp như việc rau phun thuốc tăng trưởng, sử dụng các chất hóa học độc hại. Điều này đã khiến cho người tiêu dùng hoang mang, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân.
Vì vậy, mô hình tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng an toàn ở xã Quỳnh Liên là xu hướng phát triển tất yếu, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng trong việc kết nối cung cầu giữa nhà nông và các DN để đưa các sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng, đồng thời cải thiện, góp phần khôi phục hệ sinh thái nông nghiệp, BVMT tự nhiên.
Với phương thức sản xuất an toàn, nói không với việc dùng hóa chất độc hại, không dùng chất kích thích, tăng trưởng, cộng với việc chung tay góp sức của chính quyền và các DN trên địa bàn, sản phẩm rau quả sạch ở xã Quỳnh Liên hứa hẹn sẽ có những bước tiến trong thời gian tới.
gương điện https://guongnhatam.net/mua/mau-guong-den-led-dep/guong-led-cam-ung-thong-minh/
gương điện cảm ứng https://guongtrangtri.net/guong-den-led/
gương treo tường https://guongtreotuong.org/
gương soi https://guongsoi.net/
Nguồn tin: quynhlien.vnomedia.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn